UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - CHUYÊN NGHIỆP

Những Lỗi Thường Gặp Ở Tủ Nấu Cơm Dùng Điện Và Cách Khắc Phục Cực Kỳ Đơn Giản.

Được sử dụng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp… tủ nấu cơm công nghiệp đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong gian bếp công nghiệp. Chức năng chính là nấu cơm và nguyên lý hoạt động cũng khá giống với nồi nấu cơm gia đình. Giống như các thiết bị bếp công nghiệp khác, tủ nấu cơm cũng gặp phải những lỗi không mong muốn. Tủ nấu cơm điện là sản phẩm vận hành làm nóng bằng hệ thống thanh nhiệt. Chúng sử dụng điện năng để chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng. Hãy cùng xem những lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm dùng điện và cách khắc phục cực kỳ đơn giản.

1. Aptomat dẫn điện vào tủ cơm bị hỏng

Nguyên nhân: Do hệ thống điện không ổn định, dòng điện cung cấp chập chờn. Hoặc do các đầu nối bị hở mạch và chập vào nhau dẫn đến tủ cơm chập. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ việc tủ bị rò rỉ điện làm cho aptomat hoạt động không ổn định và bị hỏng.

Cách khắc phục: Khi aptomat bị hỏng thì bạn hãy mua mới và thay thế theo hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Tháo mặt ốc của aptomat cũ ra, đồng thời nới lỏng các đường dây điện.

Bước 2: Xác định hướng vị trí bật tắt của aptomat, có thể để hướng bật về đầu ra của thiết bị, hướng tắt về đầu cấp của nguồn điện. Lắp dây điện (pha lửa, pha mát) vào hướng tắt. Tiếp theo, lắp dây điện (pha lửa, pha mát) ra thiết bị hướng bật.

Bước 3: Lắp mặt ốp vào aptomat mới vào và bật thử lên kiểm tra là xong.

2. Nước không nóng trong tủ nấu cơm

Nguyên nhân: Nếu bạn đã cấp nguyên liệu trong 1 thời gian dài nhưng nước vẫn không nóng. Vậy thì có thể vấn đề nằm ở hệ thống gia nhiệt hoặc do nguồn nhiên liệu không đủ.

Cách khắc phục:

Khi đã phát hiện ra lý do thì bạn tiến hành xử lý theo đúng nguyên nhân đó. Cụ thể:

  • Dùng đồng hồ Megohmmeter để đo và kiểm tra xem nguồn điện có đủ không, có ổn định không. Còn với nhiên liệu gas thì xem bình còn nhiều hay chuẩn bị hết?
  • Bạn có thể tạm thời rút hết nước trong khoang chứa, và kiểm tra xem thanh nhiệt, pép đốt có nóng không bằng máy đo nhiệt độ.
  • Kiểm tra bộ phận gia nhiệt có nóng không

3. Tủ cơm nấu cơm bị sượng

Nguyên nhân: Hiện tượng cơm sống, cơm bị sượng xuất phát từ nguyên nhân nhiệt không đủ. Khi đó, hãy kiểm tra lại xem nước có nóng không theo cách trên. Nếu không phải thì hãy xem tủ có bị rò rỉ nhiệt ở đâu không, đặc biệt là phần gioăng cao su.

Cơm bị sượng, sống

Cách khắc phục: Khi phát hiện bộ phận gioăng xuống cấp, gây hở nhiệt thì cần mua mới và thay thế. Việc chọn mua cũng khá tiện lợi, dễ dàng tìm được ở các cửa hàng đồ điện hoặc tại nơi phân phối tủ cơm.

4. Thanh nhiệt trong tủ nấu cơm bị bám cặn xi

Nguyên nhân: Do nguồn nước bạn sử dụng không sạch, bị vôi hóa. Đồng thời kết hợp với việc vệ sinh kém dẫn đến tình trạng này. Hậu quả sẽ làm giảm khả năng gia nhiệt, thậm chí là hỏng thanh nhiệt.

Cách khắc phục: Trong trường hợp cặn xi bám ít thì có thể tiến hành vệ sinh sạch sẽ lại thanh nhiệt. Dùng thêm dụng cụ hỗ trợ để lấy bỏ mảng bám. Tuy nhiên, nếu cặn xi đã quá nhiều, bám kín thì tốt nhất là quý khách nên thay mới hoàn toàn thanh điện trở (thanh nhiệt) để đảm bảo hiệu quả công việc.

5. Nước không cấp vào trong tủ nấu cơm

Nguyên nhân: Có 2 lý do giải thích cho hiện tượng này. Thứ nhất, do nguồn nước, bể chứa bị cạn. Thứ hai, do phao cấp nước đã bị hỏng, chúng không hoạt động để mở van cấp tự động bên trong tủ.

Cách khắc phục: Tiến hành kiểm tra bể chứa xem còn nước không. Nếu không hãy bơm nước cho nó, còn nếu chúng vẫn còn thì vấn đề nằm ở phao cấp. Lúc này, bạn phải tìm mua loại tương tự ở cửa hàng hoặc tại địa chỉ phân phối tủ cơm về thay thế. Với giá chỉ dao động từ 200.000 – 300.000 VNĐ là bạn đã đảm bảo tủ vận hành trơn tru, cấp nước đầy đủ.

6. Tay khóa cửa bị kẹt

Nguyên nhân: Do tay khóa cửa tủ cơm bị gãy dẫn đến khó mở. Ngoài ra, còn có thể vì cánh cửa cong vênh bởi va đập từ trước.

Cách khắc phục: Thay mới khóa cửa hoặc tháo ra để điều chỉnh lại vị trí cho phù hợp, thuận tiện thao tác. Còn trong trường hợp do cánh cửa cong vênh, bạn phải tháo toàn bộ cánh cửa rồi nắn chỉnh, lắp đặt lại cho đúng.

Hi vọng với những hướng dẫn ở trên, tủ nấu cơm công nghiệp của bạn luôn hoạt động tốt!

Liên hệ mua tủ nấu cơm dùng điện Vinalife

CÔNG TY CỔ PHẦN VINALIFE VIỆT NAM

  • MST: 0110017493
  • VPGD Hà Nội : Số 41 Ngõ 214 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
  • VPGD Sài Gòn: Số 36 TL 19 KP 5B – P Thạnh Lộc – Q 12 – TP HCM
  • Nhà máy sản xuất: KCN Quang Minh – Thị trấn Chi Đông – Mê Linh – Hà Nội
  • Tell: 0972.59.63.63
  • https://vinalifevietnam.com

Để lại Đánh giá

Email của bạn sẽ được giữ kín, các trường cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Tin liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Chính Sách Bảo Hành

tran tinh

Thứ Bảy, 20 Tháng Tám 2022

Chính Sách Bảo Hành
Những lỗi thường gặp ở Tủ nấu cơm dùng Gas

tran tinh

Thứ Bảy, 20 Tháng Tám 2022

Những lỗi thường gặp ở Tủ nấu cơm dùng Gas
Hướng dẫn sử dụng tủ nấu cơm điện Vinalife

tran tinh

Thứ Bảy, 20 Tháng Tám 2022

Hướng dẫn sử dụng tủ nấu cơm điện Vinalife
Những lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm dùng điện và cách khắc phục cực kỳ đơn giản.
Chỉnh sửa ảnh liên kết
DMCA.com Protection Status